Bắt đầu từ tháng 10, chúng ta có liên tiếp những dịp lễ lớn như TrungThu, ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10, ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10, Black Friday, Cyber Monday, Halloween, ngày quốc tế Đàn Ông 19/11, Teacher’s Day và đặc biệt là lễ Giáng sinh và năm mới,… Chính vì vậy, dịp cuối năm (quý IV) được xem như mùa của những Lễ Hội. Mùa Lễ Hội chính là thời vụ quan trọng cho các thương hiệu để tăng cường hoạt động mua sắm và kích thích chi tiêu của khách hàng, nó còn là một cuộc chiến ngầm giữa những chiến lược marketing của các Thương hiệu bán lẻ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng lý giải cách mà quà tặng được sử dụng để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành tiếp tục mua sắm lặp lại trong mùa vụ cuối năm này.
Nội dung chính
Phân tích insight khách hàng cuối năm
Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng cuối năm là bước đầu tiên làm cơ sở để hoạch định chiến lược thu hút khách hàng phù hợp. Dưới đây là môt số vị dụ cụ thể về insight khách hàng được tổng hợp từ bài viết của PMAX và Brand Việt Nam
Người tiêu dùng hiện diện trên nhiều nền tảng khác nhau và thay đổi liên tục cách họ mua sắm, bao gồm cả cửa hàng thực tế, cửa hàng online trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội hay chính trên website của họ. Làm thế nào tiếp cận người tiêu dùng đúng kênh, đúng thời điểm và đúng thông điệp là yếu tố quan trọng để thương hiệu thành công trong dịp cuối năm này.
Tháng 10 và đầu tháng 11 thường là thời gian “thận trọng” và chưa bỏ ra nhiều tiền để mua sắm. Thờ điểm này người tiêu dùng sẽ thận trọng nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm và lập danh sách quà tặng. Họ thường tìm kiếm thông tin và đánh giá sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí lấy cảm hứng từ Influencer trước khi quyết định mua hàng. Thương hiệu cần xây dựng chiến lược tiếp cận từ rất sớm và tận dụng nền tảng video, đặc biệt là các short video để thúc đẩy ý tưởng quà tặng.
Tháng 11 là thời điểm người tiêu dùng chuyển từ thái độ thận trọng sang tìm kiếm ưu đãi, ghi nhớ những nơi họ dự định sẽ mua sắm và so giá. Những lợi thế cạnh trạnh nên được “show” ra một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Đầu tư vào chương trình marketing đi kèm với ưu đãi và giảm giá trước Black Friday, những mốc quan trọng nên lưu ý như ngày 10.10, ngày 11.11 và ngày 12.12,… có thể thúc đẩy doanh số hiệu quả nhờ những chiến dịch nối tiếp nhau dồn dập.
Sau Black Friday và Cyber Monday, người tiêu dùng tăng cường hoạt động mua sắm trực tuyến, vì vậy chiến lược đa kênh là quan trọng. Và cuối cùng, tháng 12 thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng, với người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua quà cho người thân và bạn bè.
Như vậy có thể nói, chiến lược bán hàng trong mùa lễ hội cuối năm là một quá trình kéo dài chứ không phải một chiến thuật trong ngắn hạn.
Sử dụng quà tặng như thế nào cho hiệu quả?
Một trong những nhóm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong tháng 11 và 12 chính là quà tặng doanh nghiệp volume tìm kiếm cho nhóm từ khóa này theo google trend lên đến 30,000 lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Có thể nói, tặng quà, giảm giá, trải nghiệm cơ hội mua sắm đặc biệt cho khách hàng dịp cuối năm chính là những cách khôn khéo mà các cửa hàng sử dụng để thúc đẩy hành vi mua sắm, giữ chân khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng tiềm năng mới. Đây là một phương thức hiệu quả để kích thích sự trung thành của khách hàng và khuyến khích họ mua lại lần thứ hai, thứ ba…
Người tiêu dùng hiện diện trên nhiều nền tảng khác nhau và thay đổi liên tục cách họ mua sắm, bao gồm cả cửa hàng bán lẻ, showroom, gian hàng trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội như Facebook, Tiktok và cửa hàng ảo khác trên nền tảng kỹ thuật số như app mua sắm, các trang rao vặt…
Tiếp cận người tiêu dùng đúng kênh, thời điểm và thông điệp chính là yếu tố quan trọng để thương hiệu thành công trong mùa lễ hội.
Ngày nay, người tiêu dung có thói quen dành thời gian để tìm kiếm và chờ đợi những đợt sales mạnh để mua hàng, và tìm kiếm những phần quà tặng có giá trị xứng đáng thời gian họ bỏ ra để săn phần thưởng này.
Ví dụ, họ có thể tham gia vào các chương trình tích điểm tại quán café, tìm kiếm các chương trình tri ân khách hàng hoặc mua sản phẩm để có cơ hội nhận phần thưởng miễn phí. Những đợt giảm giá mạnh trên các sàn Thương mại điện tử, back Friday, tích điểm thưởng để đổi quà…Điều quan trọng nhất của các nhà marketing chính là làm thế nào để thiết kế một chương trình thưởng có sức hút nhằm khuyến khích người tiêu dùng kiên trì trong việc “săn quà thưởng”.
Một thách thức đối với hầu hết các công ty chính là thiết kế chương trình cho khách hàng thân thiết làm sao cho cần bằng giữa mong muốn của khách hàng và giá trị của quà tặng. Một phương thức hiệu quả được các nhà bán lẻ áp dụng chính là là thiết lập một hệ thống khen thưởng theo từng cấp độ, mua ít thưởng ít, mua càng nhiều thì quà tặng càng có giá trị lớn. Làm sao để khuyến khích những khách hàng mua sắm lần đầu sau đó họ tiếp tục có động lực mua nhiều hơn trong những lần tiếp theo.
Các phần thưởng hay quà tặng nhỏ cho khách hàng có thể là khởi đầu của chương trình và sau đó khuyến khích khách hàng lặp lại hành vi mua sắm để tăng giá trị của phần thưởng và nâng cao độ “VIP” cho khách hàng. Việc phân cấp và xếp lớp là một chiêu thức tuyệt vời để thu hút khách hàng trung thành.
Một số ví dụ cụ thể về chương trình tặng quà cuối năm
- Giảm giá trực tiếp trên sản phẩm
- Giảm giá trực tiếp trên giỏ hàng: khi đạt đủ đơn hàng, khách sẽ được giảm một số tiền nhất định
- Tặng quà khi mua sản phẩm nhất định
- Quà tặng giới hạn số lượng nhất định trong một khung giờ: chẳng hạn khung giờ “săn sale” 12h, 00h trên các trang TMĐT
- Tặng voucher, mã khuyến mãi, tích điểm đổi thưởng…
- Tặng kèm gói dịch vụ hỗ trợ như miễn phí lắp đặt, miễn phí giao hàng, miễn phí vệ sinh định kì…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen mua sắm nhất thời không còn nhiều, khách hàng có xu hướng tiết kiệm và thận trọng hơn khi mua sắm. Do vậy, chương trình nên khởi động từ tháng 10 và diễn ra từ tháng 11 đến tháng 12, phủ sóng xuyên suốt vào mùa lễ hội bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nếu chọn quà tặng là vật phẩm, nên sử dụng quà tặng độc đáo, có giá trị sử dụng hoặc lưu niệm, nên in khắc logo và thông tin lên sản phẩm tặng kèm. Quà tặng khuyến mãi nên được được tùy chỉnh theo từng nhóm đối tượng khách hàng, càng có sự cá nhân hóa càng thể hiện được sự chu đáo của người tặng. Đồng thời nên có sự phân loại nhóm chẳng hạn như khách hàng VIP, có lịch sử mua sắm dài sẽ được nhận được quà tặng cao cấp hơn.
Chương trình tặng quà nên kèm theo sự kiện tương tác với khách hàng, ví dụ như buổi tiệc mừng, chụp hình check in, workshop có yếu tố giải trí… khách hàng được mời tham gia để nhận quà tặng và tham gia vào các hoạt động vui chơi.
Và phần quan trọng không kém khi lên chiến lược thúc đẩy doanh số dịp cuối năm chính là xác định cách thức đo lường hiệu suất: Sau khi chương trình kết thúc, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả bằng cách theo dõi tăng trưởng doanh số bán hàng trong khoảng thời gian chương trình diễn ra và bằng cách thu thập phản hồi từ khách hàng về chương trình…
Chương trình này giúp thương hiệu tạo kết nối với khách hàng và khuyến khích họ mua sắm trong dịp cuối năm. Nó cũng mang lại lợi ích tương tác và làm tăng giá trị của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Theo: Quà Tặng Gams